Người Việt ta rất chú trọng đến lễ cúng cất nóng nhà bởi nếu không thực hiện đúng có thể sẽ khiến gia chủ sinh sống gặp nhiều điều không suôn sẻ trong cuộc sống. Vậy cách làm lễ cất nóc nhà đúng cách như thế nào. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Lễ cất nóc là gì?
Nhắc đến “cất nóc” chúng ta mường tượng ra ngay đây là một vấn đề của lĩnh vực xây dựng. Lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng Lương. Trong tiếng Hán Việt, Thượng có nghĩa là “trên”, Lương có nghĩa là “xà nhà”.
Vậy tựu chung lễ cất nóc được hiểu là một nghi lễ cầu mong cho việc làm trần nhà được tốt đẹp. Trong việc xây dựng nhà hay công trình thì tổ chức lễ cất nóc là một việc vô cùng quan trọng. Nếu người chủ công trình có đầy đủ sự tín tâm và lòng thành thì lễ cất nóc sẽ đem lại rất nhiều lợi ích không tưởng.
Ý nghĩa của lễ cất nóc
Theo quan niệm phương Đông, nóc của nhà được ví như một người cha của gia đình.
- Nóc nhà có chức năng che chở cho ngôi nhà và con người sống trong đó. Nếu nhà không có nóc hoặc nóc kém chất lượng thì ngôi nhà đó sẽ không thể ở được hoặc khi ở sẽ rất khổ sở.
- Việc làm nóc của một công trình không chỉ đòi hỏi yếu tố kỹ thuật đơn thuần. Đôi khi nó cần đến những yếu tố mưa thuận gió hòa hay các yếu tố khách quan thuận lợi. Mà các yếu tố này con người ta không thể can thiệp.
- Người phương Đông ta cũng rất biết hướng thượng và coi trọng vấn đề tâm linh. Theo quan niệm xưa thì mỗi mảnh đất sẽ có một vị thần thổ công. Mỗi khi làm việc gì lớn trên mảnh đất đó ta cần trình cáo một cách thành tâm để xin ngài sự gia hộ.
Chính vì thế, lễ cất nóc có ý nghĩa là báo cáo việc xây dựng công trình với vị thần thổ ở đó. Thời gian làm lễ cất nóc thường là trước khi tiến hành thi công làm trần, đổ trần sàn bê tông.
Yếu tố giúp lễ cất nóc đem lại lợi ích
Khi tổ chức lễ cất nóc, gia chủ và các người có liên quan cần hướng về hai yếu tố:
- Tâm: Hướng về ý niệm cầu và nguyện. Cầu cho việc thi công công trình được thành công. Nguyện rằng với công trình này ta sẽ đem lại lợi ích cho mọi người và xã hội như thế nào?
- Hành động: Ta cần có những hành động cử chỉ thái độ khiêm hạ và lo lắng cho mọi người. Có được điều này chúng ta sẽ tránh được các xích mích, được mọi người ủng hộ.
Có được hai yếu tố này trong khi làm nhà và xây dựng công trình thì dự án xây dựng và làm ăn của bạn sẽ luôn thành công mỹ mãn.
Cách tổ chức lễ cất nóc
Chọn ngày
Ngày đẹp là một yếu tố rất quan trọng trong mỗi công trình xây dựng. Ngày đẹp chúng ta có thể tham khảo qua các trang mạng. Ngày đẹp có thể là ngày: Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần… Và một yếu tố quan trọng nữa là có thời tiết đẹp.
Chuẩn bị lễ cúng
Mâm lễ cúng cho lễ cất nóc bao gồm:
- 1 Gà luộc, xôi (bánh chưng).
- 1 Bát gạo, đĩa muối, bát nước.
- 1 Rượu trắng, bao thuốc, lạng chè.
- 1 Quần áo quan thần linh, mũ hia màu đỏ, kiếm.
- 1 bộ đinh vàng hoa và 5 lễ vàng tiền.
- 5 oản đỏ, 5 lá trầu, 5 quả cau.
- 5 quả tròn, 9 bông hoa hồng đỏ.
Lễ cất nóc là nghi lễ vô cùng quan trọng đối với người Việt ta. Chính vì vậy bạn hãy chuẩn bị thật chu đáo và kỹ lưỡng nhé. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về cách làm lễ cất nóc đúng chuẩn mang đến may mắn, thuận lợi.
Xem thêm: Lễ thổ công trường Cao Đẳng TPHCM