Công ty tổ chức sự kiện Ngàn Thông

Tổ chức sự kiện
Ngàn Thông

Cách Viết Kịch Bản Sự Kiện: Họp Báo + Khai Trương + Lễ Kỷ Niệm 

Kịch bản chương trình là yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của sự kiện. Đặc biệt nếu kịch bản có sự độc đáo và mới lạ thì chắc chắn khiến khán giả, khách hàng nhớ hơn về nội dung và câu chuyện mà bạn muốn truyền tải.

Vậy cách viết kịch bản chương trình sự kiện như thế nào? Làm sao để đảm bảo nội dung đầy đủ, truyền tải trọn vẹn thông điệp mà lại tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn người xem. Sau đây hãy cùng Ngàn Thông tìm hiểu về chủ đề này nhé. 

Chúng tôi là Công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tại TPHCM từng tổ chức sự kiện cho nhiều doanh nghiệp lớn như: Vinhome, Heineken, FPT, Bảo Việt…

Các bước viết kịch bản tổ chức sự kiện là gì?

Để tạo được sự thu hút và hấp hấp với người tham dự sự kiện ngay từ những phút đầu, bạn cần một kịch bản tổ chức sự kiện thật sáng tạo và mới lạ. Để làm được điều đó bạn cần:

Bước 1: Nghiên cứu thông tin sự kiện

Những thông tin bạn cần tìm hiểu bao gồm:

  • Mục đích tổ chức sự kiện?
  • Sự kiện nói về cái gì?
  • Khi nào sự kiện được diễn ra?
  • Địa điểm tổ chức sự kiện ở đâu?
  • Sự kiện được tổ chức như thế nào?
  • Ngân sách tổ chức là bao nhiêu?

Bước 2: Lựa chọn loại kịch bản muốn triển khai

Có 2 loại kịch bản chính như sau:

  • Kịch bản tổng quát: Có người phụ trách điều phối, quản lý giám sát sự kiện bao gồm: phân phối thời gian, nhân sự thực hiện và nội dung sự kiện. 
  • Kịch bản chi tiết: MC sẽ là người phụ trách chính để dẫn dắt chương trình sự kiện. 

Bước 3: Yêu cầu của nội dung kịch bản chương trình

Gồm 3 phần: 

  • Mở đầu: Chính là phần khai mạc chương trình, cần có lời mở đầu hay, độc đáo để thu hút khách mời ngay từ giây phút đầu. 
  • Thân chương trình: Là quá trình mà sự kiện diễn ra. Cần phải viết kịch bản cho phần này một cách cụ thể và chi tiết. 
  • Kết thúc: Một lời kết thay cho lời cảm ơn sự có mặt của mọi người. 

Lưu ý khi viết kịch bản sự kiện:

  • Nội dung phải logic, có điểm nhấn. 
  • Đảm bảo truyền tải đầy đủ thông điệp trong thời gian cho phép.
  • Có dự phòng trước các sự cố trên sân khấu. 

Xem thêm:

GỢI Ý CÁCH VIẾT KỊCH BẢN SỰ KIỆN

1. Mẫu kịch bản sự kiện họp báo ra mắt sản phẩm

cách viết kịch bản chương trình sự kiện

Địa điểm: Khách sạn ……

Thời gian diễn ra: Từ 8h30 ngày _ tháng _ năm 2020.

8h30 – 9h00 Đón tiếp khách mời:

  • Có PG tiếp đón, lễ tân.
  • Lấy danh sách phóng viên tham dự. 
  • Phỏng vấn trước chương trình. 
  • Giới thiệu sản phẩm cho khách mời và báo chí.
9h00 – 9h10 Mở màn chương trình:

  • Giới thiệu lý do mục đích tổ chức sự kiện.
  • Giới thiệu những khách mời VIP tham dự.
9h10 – 9h15 Ban lãnh đạo lên phát biểu khai mạc. 
9h15 – 9h30 Giới thiệu sản phẩm mới ra mắt.
9h30 – 9h35 Lễ trao chứng nhận nhà phân phối. 
9h35 – 9h40 Khách mời có đôi lời phát biểu về sản phẩm mới ra mắt. 
9h40 – 9h50 Hỏi đáp giữa các đơn vị báo chí, khách mời với doanh nghiệp. 
9h50 – 10h00 MC gửi lời cảm ơn và kết thúc chương trình.

Có thể bạn quan tâm: 7+ điều cần biết khi tổ chức tiệc trà Tea Break

2. Mẫu kịch bản sự kiện khai trương

cách viết kịch bản chương trình sự kiện

Địa điểm:

Thời gian diễn ra:

8h00 – 8h15 Tiếp đón khách mời:

Lễ tân tiếp đón khách và hướng dẫn khách vào check-in.

8h15 – 8h30 Khách mời ổn định vị trí của mình.
8h30 – 8h45 Diễn ra các tiết mục giải trí như vũ đoàn nhảy, hát…
8h45 – 8h50 Phát video giới thiệu về doanh nghiệp.
8h50 – 9h00 MC giới thiệu chương trình và khách mời. 
9h00 – 9h05 Đại diện doanh nghiệp lên phát biểu khai mạc chương trình.
9h05 – 9h15 Cắt băng khai trương + tiết mục múa lân sư rồng.
9h15 – 9h45 Văn nghệ, chơi game trúng thưởng. 
9h45-10h00 Bế mạc chương trình, chụp ảnh kỷ niệm.

3. Kịch bản chương trình lễ kỷ niệm

Nội dung cách viết kịch bản chương trình lễ kỷ niệm bao gồm thời gian và nội dung diễn ra. Về thời gian bạn có thể tự lên kế hoạch cụ thể. Sau đây sẽ là phần nội dung cần có của chương trình:

  • Lễ tân đón khách và hướng dẫn check-in. 
  • Ổn định vị trí cho khách mời. 
  • Thời gian cho các tiết mục văn nghệ sôi động để chào mừng.
  • Khai mạc, giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu. 
  • Khách mời phát biểu. 
  • Đại biểu công ty lên phát biểu và chúc mừng. 
  • Nâng ly bắt đầu buổi tiệc. 
  • Dùng tiệc. 
  • Văn nghệ, chơi game. 
  • Bế mạc, chụp ảnh kỷ niệm. 

4. Kịch bản sự kiện tổng kết cuối năm

  • Lễ tân đón khách, checkin ổn định chỗ ngồi. 
  • MC giới thiệu chương trình, giới thiệu đại biểu. 
  • Văn nghệ chào đầu. 
  • Đại diện công ty lên phát biểu.
  • Dùng tiệc. 
  • Chương trình văn nghệ đặc sắc. 
  • Chơi trò chơi tập thể vui nhộn. 
  • Trao quà cho người thắng cuộc. 
  • MC kết thúc chương trình, gửi lời cảm ơn và chụp ảnh kỷ niệm.

5. Kịch bản sự kiện tri ân khách hàng

cách viết kịch bản chương trình sự kiện

  • Lễ tân tiếp đón, sắp xếp chỗ ngồi cho khách mời. 
  • Khách mời ổn định vị trí. 
  • MC khai mạc chương trình với màn văn nghệ đặc sắc. 
  • MC giới thiệu chương trình sự kiện, đại biểu khách mời tham dự. 
  • Phát video về tiểu sử, chặng đường phát triển của doanh nghiệp. 
  • Đại diện doanh nghiệp lên phát biểu. 
  • Thưởng thức tiệc, giao lưu văn nghệ, trò chuyện.
  • Bế mạc, tặng quà và chụp ảnh kỷ niệm. 

Hy vọng bài viết trên đây của Ngàn Thông đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Nếu bạn đang tìm công ty tổ chức sự kiện uy tín tphcm thì hãy lựa chọn chúng tôi. Ngàn Thông với bề dày kinh nghiệm trong ngành sự kiện chắc chắn sẽ giúp bạn triển khai sự kiện thành công. 

Hotline

0909384019 - Ms. Hoà

0909933625 - Ms. Thu Duyên

0903335415 - Ms. Tú Quyên

0909933215 - Ms. Thảo

0909933405 - Ms. Trâm